Tín Tâm Minh giảng giải ( Phần 4)

19/09/2016 | Lượt xem: 3779

Đa ngôn đa lự,

                                      Chuyển bất tương ưng.

                                      Tuyệt ngôn tuyệt lự,

                                      Vô xứ bất thông.

 

Dịch:

                             Nói nhiều, nghĩ nhiều,

                             Càng chẳng tương ưng.

                             Dứt nói dứt nghĩ,

                             Chỗ nào chẳng thông.

Ở đây là nói nhiều và nghĩ nhiều về cái Đạo cũng không phải là điều tốt. Càng nói nhiều, nghĩ nhiều thì cùng Đạo chẳng tương ưng tức là cùng Đạo chẳng hợp.

Có nhiều người không hiểu chỗ này, nghĩ rằng nói nhiều về Đạo, nghĩ nhiều về Đạo tưởng là hay, nhưng chỉ làm ngăn nghẹn việc thể nhập Đạo mà thôi.

Đạo là chỗ không thể nói, không thể bàn, không thể nghĩ ngợi nên càng nói, càng bàn, càng nghĩ ngợi càng xa Đạo mà thôi.

Phải dứt nói, dứt nghĩ. Không bàn nói, không nghĩ ngợi gì đến cái Đạo thì sẽ được tương ưng, tự suốt thông thôi.

Đạo giống như giấc ngủ ngon lành mà chúng ta nói về, nghĩ về giấc ngủ, thì chúng ta có ngủ được không? Để đi vào giấc ngủ mà nói và nghĩ ngợi về cái ngủ là chúng ta không ngủ được.

Nói về Đạo, nghĩ về Đạo thì không thông được Đạo. Không nói không nghĩ đó là chỗ thông suốt.

Người thực sự hành Đạo thì không nói, không nghĩ ngợi lăng xăng. Còn người hay nói về Đạo, làm thơ, viết văn…, tưởng rằng mình thông Đạo, nhưng đó là chuyện không tới đâu. Đạo không phải là cái để nói, để bàn.

Đừng thơ từ thi phú về Đạo sẽ làm hư chuyện của mình. Khi làm thơ, làm văn thì mình là thi sĩ, văn sĩ chớ không phải là con người hành Đạo.

Thấy những người tu hành phát lời thành thơ mà chúng ta bội phục cho là có Trí huệ hay thấy mình làm được vậy rồi cũng cho mình có Trí huệ, thì coi chừng mình mắc lừa mình và mắc lừa người ta.

Việt Nam dạo trước, thời còn chiến tranh có người làm thơ hay, được người ta ca ngợi xem như Bồ Tát. Nhưng vì đời sống sao đó, có người không thích không ưa nên họ tìm cách hãm hại, người ấy bỏ nước đi sang Nhật.Trong khi đó tiếng tăm của người ấy ở Việt Nam nhất là ở miền Tây rất bội phục, người ta thi nhau biên chép những vần thơ và gởi tiền sang Nhật cho vị ấy sống. Nhưng vị ấy chỉ lo ăn chơi và không tu hành gì cả, mặc cho những người trong nước coi mình như Bồ Tát. Cho nên chúng ta đừng tin tưởng vào chuyện thơ văn để gạt mình, gạt người.

Điều này thấy ở nhiều người khi mới tu, biết tu chút chút thì thơ văn trào ra tuôn xối xả. Chịu khó tu một thời gian thì dòng thơ văn cạn hết. Tu riết rồi bảo làm một câu cũng không làm được, tắt ngòi luôn. Phải tu đến mức độ không còn những lời văn, lời thơ tuôn trào như vậy. Văn thơ tuôn trào chỉ là những vọng tưởng của mình, không phải là Trí huệ gì hết. Không biết mà chạy theo là hư chuyện tu.

Tu đúng tông chỉ là phải:

                             Dứt nói, dứt nghĩ,

                             Chỗ nào chẳng thông.

Chỗ này Thiền sư Đả Địa khi có người đến hỏi Ngài về Đạo, về đại ý Phật Pháp. Có cây gậy trong tay, Ngài đập xuống đất một cái để thay lời nói. Đó là trả lời.

Có một vị biết cách trả lời này của Ngài nên trước khi hỏi, rình đem giấu cây gậy đi. Nghe hỏi, Ngài chụp cây gậy để đập xuống đất nhưng bị hụt gậy. Không có gậy Ngài bèn giơ tay há miệng mà trừ. Có miệng mà không nên lời. ĐÓ là chỗ dạy Đạo của Ngài, là chỗ chỉ Đạo cho người, là chỗ không lời.

Nói về Đạo, nghĩ về Đạo sẽ mất Đạo.

Nói như vậy không có nghĩa chúng ta câm không nói một lời. Như Đức Phật khi Ngài đang tu ở gốc Bồ đề thì Ngài không nói lời nào và cũng không nghĩ gì về Đạo. Nhưng khi giác ngộ và thành Đạo rồi Ngài có câm nín không? Ngài đã đứng dậy đi vào cuộc đời và nói pháp để cứu độ chúng sinh.

Ngài nói và nói rất nhiều như vậy thì cái Đạo ở nơi Ngài có mất không? Đó là chiều diệu dụng. Khi nói Ngài không khởi nghĩ, Ngài nói từ chỗ rỗng rang, không trống.

Từ Thể Đạo mà Ngài ứng khởi nên lời, nên lời nói của Ngài là lời nói không rời Đạo. Vì vậy mới có chỗ nói rằng: “Kể từ ngày thành Đạo cho đến ngày nhập Niết bàn, Ngài chưa nói một lời.” Đó là chỗ từ Đạo mà nói.

Sống ở trong Đạo, nói nín, động lặng gì cũng an nhiên. Đây là chỗ rất đặc biệt. Muốn được như vậy, bước đầu phải nên đừng nói, đừng nghĩ gì hết thì khả dĩ khế hợp.

                             Quy căn đắc chỉ,

                             Tùy chiếu thất tông.

                             Tu du phản chiếu,

                             Thắng khước tiền không.

Dịch”                   

                             Về nguồn được “Chỉ”,

                             Theo chiếu mất “Tông”.

                             Soi lại chốc lát,

                             Hơn xa “Tiền không”.

Khi tu, khi dụng công phải nhớ rằng xuôi về nguồi Tâm thì được chỉ thú là chỗ cần yếu. Đó là cái Đạo, là Tâm Bản Thể thanh tịnh, là chỗ cốt yếu của điều tu hành. Mà theo như Tuệ Trung Thượng Sĩ là: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”. Hãy xoay về soi sáng chính mình, không theo những duyên ngoài.

Ở đây Tổ nói “Về nguồn được Chỉ” là phản quan tự kỷ. Đó là phận sự gốc của mình gọi là trở về nguồn Tâm. Nói trở về nguồn Tâm chỉ là một cách diễn tả thôi. Nguồn Tâm không phải là một điểm và mình phải trở về điểm đó. Nhiều người đã hiểu lầm cho rằng trở về nguồn Tâm là hướng nội, là xoay về để thấy lại cái gì đó ở trong đầu của mình, ở trong lòng của mình. Không phải vậy.

Cái TÂM không ở trong, không ở ngoài, không ở chặng giữa, không ở chỗ nào hết mà nó là khắp giáp. Giống như vua Trần Nhân Tông, Ngài nhìn trên ngàn hoa nội cỏ mà thấy rõ Tâm mình ở ngay đó. Như vậy TÂM không phải ở trong lòng, ở trong đầu. Cho nên chỗ xoay về nguồn TÂM là sống được bằng TÂM chân thật của mình là chỗ không vọng động, không vọng tình, không vọng tưởng gọi là “Về nguồn được Chỉ”.

Thay vì bình thường chúng ta sống bằng Tham, Sân, Si là coi như mất nguồn TÂM. Bây giờ về nguồn được chỉ yếu, đó là không sống bằng Tham, Sân, Si, nữa. Khi tu những niệm Tham Sân Si được thông qua, đó gọi là về nguồn được “Chỉ”.

“Theo chiếu mất Tông”. Còn theo Niệm mà soi mà chiếu, chạy theo Niệm là mất “Tông”, mất gốc tức là mất TÂM, mất Đạo. Nên Tuệ Trung nói: “bất tùng tha đắc” không nên từ người ngoài mà được. Chúng ta nhớ “Theo chiếu mất Tông”. Chạy theo duyên  nhiều quá sẽ mất gốc.

Tu không sống bằng TÂM mà lo chạy theo duyên. Chạy theo những chuyện mình cho là Phật sự thế này thế nọ như từ thiện xã hội, cất chùa, cất chiền, mở mang đạo tràng chẳng hạn, không khéo đó cũng là một kiểu chạy theo duyên. Chạy theo duyên như vậy thì mất gốc.

Như hôm trước Thầy kể lúc ở Chơn Không có thời gian Thầy tu hành rất tốt, ngày đêm vắng lặng. Nhưng khi xuống Thường Chiếu mở mang, đó cũng coi là một Phật sự. Lo công ăn việc làm, lo mở mang giữ gìn thì chỗ tu của mình ở trên núi mất tiêu, tìm lại một lần cũng không được. Mình lo cho công việc nhiều quá làm mất đi cái tông, cái gốc. Đó là điều hết sức đáng tiếc là một vết hằn trong cuộc đời của Thầy. Cũng chỉ vì mình chạy theo duyên.

Duyên chồng duyên gọi là duyên duyên. Tăng thượng duyên là duyên lại thêm duyên, chồng thêm duyên. Kể cả chuyện bây giờ mình tu rồi mà còn ham học, cho rằng tu là phải học và học cho thật nhiều. Cái học không có lỗi gì nhưng lo học nhiều có còn tu được không? Học là chạy theo duyên, theo chiếu thì sẽ mất “Tông”. Học được bằng cấp không phải là chuyện tốt, đó là tốt theo thế gian còn đối với Đạo được bằng cấp là mất gốc thôi.

Vua Lý Nhân Tông của Việt Nam có nói rằng: “Tâm Không cập đề quy”. Người hành Đạo gọi là thi đậu là cái phải Tâm Không. Nhà vua đã xác định về cái học của người tu. Học là phải đạt được Tâm Không chớ không phải đạt được cấp bằng.

Tăng Ni có được bằng Tiến sĩ, đó cũng là cái hay theo xã hội, theo thế gian nhưng đối với Đạo sống không được, vẫn còn phiền não khổ đâu không dứt. Như vậy không giá trị gì, có khi lại xảy ra nhiều chuyện nữa nên cũng không phải là điều tốt. Đó cũng là “ Tùy chiếu mất Tông”.

Đạo lý nhà Phật thật là hay, cao siêu vi diệu nhưng không có mấy người sống được. Thật là uổng. Lý thuyết thì hay quá còn thực hành không được mấy người vì số lớn người tu của mình cứ “Tùy chiếu mất Tông”, mất gốc trở thành những người sống không hay, có khi còn tệ hơn người đời, người thế gian nữa.

Những người chạy theo duyên đã được những vị cổ đức gọi là “thế gian đầu trọc” không phải nhà tu hành. “Đầu tròn áo vuông” nhưng sống theo kiểu thế gian, thế tục. Đó là vì “Tùy chiếu thất Tông”.

Chúng ta may mắn được gặp Phật Pháp, được nghe được hiểu về pháp Thiền, về cõi TÂM thì phải cố gắng thực hiện được đời sống về nguồn. Đừng chạy theo chiếu mà mất “Tông” mất gốc uổng lắm.

“Thân người khó được, Phật Pháp khó nghe”. Câu này ai cũng biết nhưng thật khó thực hiện. Nghe được Phật Pháp có nghĩa là nghe được Chánh pháp. Phải về nguồn mới nghe được Chánh pháp còn chạy theo chiếu thì không được gì cả, mất Chánh pháp. Phải cẩn thận chớ ham chạy theo duyên dù những duyên mang tính chất như là Phật sự đi chăng nữa.

Ngày xưa khi Thầy ngoài hai mươi  tuổi cũng rất thích chạy theo duyên. Lên núi rồi mà lại ham đất. Muốn mở mang Thiền tông thì phải có đất cho nên xuống núi đi tìm đất đai. Ai cúng đất, ai chỉ cho đất để khai mở thì rất thích. Nhưng lần hồi Thầy bị đất dày xéo, làm tình làm tội, làm mình tu không được. Đã trải qua vài vụ Thầy nghe ê ẩm cả mình. Bây giờ nghe ai nói đến chuyện đất cát Thầy sợ phát khiếp luôn. Một kinh nghiệm bản thân rất đau đớn, phải trả giá bằng nhiều năm tu hành, mất mát rất nhiều.

Không nên chạy theo duyên, có duyên cũng phải ráng mà từ khước. Để từ khước cũng phải dặn lòng, hẹn lòng dữ dội lắm mới có thể vượt qua được vì có nhiều nhân duyên cũng hấp dẫn, nếu không khéo mình cũng trở thành người chạy theo duyên. Mà chạy theo duyên thì nhất định là mất Tông.

                             Về nguồn được “Chỉ”,

                             Theo chiếu mất “Tông”.

Câu này, lời này thật hay, thật có giá trị. Là người tu học theo đường Phật, đường Tổ phải ghi nhớ điều này.

Chúng ta đang ngồi thiền một cách tốt lành, rồi vướng duyên ngoài thì thời ngồi thiền chỉ lo lên kế hoạch tính toán, không còn là ngồi thiền nữa. Điều đó rất dễ hiểu nhưng có nhiều người cố tình không chịu hiểu còn coi đó là mình có phước, mình hay, mình giỏi cho nên có nhiều người chiếu cố cúng dường mình. Đó là những cái duyên dính vào thì phiền phức thôi. Đã mấy mươi năm kinh nghiệm Thầy thấy điều này rất rõ ràng.

Về nguồn được “Chỉ” mà tùy chiếu thì mất “Tông”. Theo chiếu thì đi càng ngày càng xa. Không chịu phát huy chiều sâu mà cứ phát huy chiều rộng thì càng ngày càng xa Đạo. Là người hành Đạo mà xa Đạo thì lỗ là cái chắc. Chúng ta đừng ham chạy theo duyên. Làm một ông sư, ông sãi tầm thường vậy đó mà tốt hơn là trở thành một người danh tiếng.

Như Hòa Thượng Khánh Anh ở chùa Phước Hậu, Ngài rất hững hờ về những cái danh, cái tiếng. Trong Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ không có người để tôn xong lên làm Giáo chủ, người ta thỉnh Ngài lên ngôi vị Pháp chủ nhưng Ngài đã nhiều lần từ chối. Cuối cùng Giáo hội Tăng già Nam Việt ở Sài gòn xa giá xuống tận nơi chùa Phước Hậu – Trà Ôn để suy tôn Ngài. Trong tình thế kẹt quá phải nhận. Ngài nói: “Không có chó bắt mèo ăn cứt”

Lời nói đó cho thấy rằng đối với danh dự, tiếng tăm Ngài không coi vào đâu hết. Không phải như những người, nghe được mình có danh, có tiếng thì lại mừng hớn hở. Kẻ chân tu thực sự không thích những chuyện đó. Càng có danh, có tiếng thì càng có nhiều điều bất lợi.

                             Danh lợi dập vùi chôn mãnh hổ

                             Lợi danh nhốt lấp bít hùng sư

Đừng nói rằng cọp, sư tử không bị bẫy, không bị lưới, không bị hầm. Vẫn bị như thường nên phải khéo hiểu ra điều này. Chúng ta ở tình trạng nào, cấp bực nào cũng nên nhớ:

                             Về nguồn được “Chỉ”,

                             Theo chiếu mất “Tông”.

Câu này lập đi lập lại hoài cũng xứng đáng. Vì chúng ta hay bị cái duyên hấp dẫn lắm. Cho nên phải nhồi tới nhồi lui lời dạy này dể giữ vững chí hành đạo của mình.

                             Soi lại chốc lát,

                             Hơn xa :”Tiền không”.

Chỉ cần soi lại tức là chúng ta hãy sống đời Vô Niệm, sống đời lặng trong, trong chốc lát thôi thì nó hơn xa “Tiền không” là cái không do diệt Niệm mà ra.

Đây là chỗ tôi hay nhắc đi nhắc lại nhưng để hiểu ra chỗ này cũng không đơn giản, không dễ. Chúng ta tu diệt Niệm thì dễ mà không diệt Niêm, vô hiệu hóa Niệm là chuyện khó. Càng đơn giản chừng nào thì càng khó chứng nấy.

Thiền tông chánh thống là một lối thiền chỉ vô hiệu hóa Niệm chớ không diệt Niệm.

Vô hiệu hóa Niệm là không vướng Niệm, vì thấy được Tánh thể của Niệm vốn là hông Niệm. An trú ngay chỗ hông Niệm thì Niệm không khởi dậy và nếu có khởi dậy cũng liền hóa tán trong chân trời vô Niệm nên gọi là vô hiệu hóa Niệm, chớ không diệt Niệm, không hơn thua đối với cái Niệm. Chỗ này cần phải khéo biết, khéo hiểu.

Muốn thể nhận điều này dễ hơn, chúng ta nhờ vào công phu hơi thở. Hít vào Tâm tĩnh lặng, thở ra Trí sáng ngời, từ hơi thở chúng ta trong sáng hóa được về Niệm. Khi trong sáng hóa được về Niệm thì Niệm trở thành không. Ngay đó chúng ta nhận chỗ hông Niệm đó mà khởi sự hành trình.

Như khi mở điện chúng ta không thể dí tay vào điện để mở mà phải dí tay vào nút điện bằng nhựa để mở. Nhấn vào nút nhựa sẽ mở được điện, đèn sẽ cháy, quạt sẽ quay nhưng nút điện bằng nhựa, không phải bằng điện. Cũng vậy hơi thở không phải là TÂM, chưa phải là Tánh nhưng nhờ hơi thở không phải là Tâm, chưa phải là Tánh nhưng nhờ hơi thở mà mở được cacis Tánh của mình. Cho nên ngồi thiền, hành thiền buổi ban đầu không nên bỏ qua về hơi thở, phải sử dụng hơi thở cho tốt. Để từ hơi thở đó chúng ta mở lối vào Tự Tánh.

Khi mở vào Tự Tánh được rồi thì sinh hoạt bằng Tánh không còn khó khăn nữa. Từ Tánh nhìn ra mắt, nghe ra tai, ngửi qua mũi, nếm qua lưỡi, xúc chạm qua thân sẽ là vô Niệm thôi.

Đời sống vô Niệm là đời sống hết sức quan trọng, hết sức cần thiết ở trong đời tu của mình. Người nào có được đời sống vô Niệm là người giác ngộ và giải thoát.

Khi rõ ra được đời sống vô Niệm rồi thì lúc đó thông qua về hơi thở, không còn bị ràng buộc trong hơi thở nữa. Nếu không thông qua mà cứ dính mắc hơi thở thì khi sống chúng ta công phu được còn khi chết làm sao chúng ta công phu?

Cho nên mượn hơi thở chỉ là buổi ban đầu để chúng ta sống được bằng đời sống vô Niệm và khi phải chết, không còn hơi thở nữa, não nhũn chúng ta vẫn có thể sống bằng đời sống vô Niệm. Như vậy mới có sự giải thoát trong khi mình chết.

Chỉ cần thể nhận đời sống vô Niệm trước cái chết là chúng ta có giác ngộ và giải thoát. Ngay đó giải thoát sinh tử. Đây cũng không phải là việc hoàn toàn cấp bách và gấp rút gì. Hãy điềm tĩnh sống đúng theo lời dạy của Tổ, một lúc nào đó cơ duyên đến chúng ta sẽ có cơ hội thể nhận được.

Đây là những lời dạy thiết yếu, không rườm rà, thật đơn giản, ngắn gọn mà hết sức có giá trị.

                             Tiền không chuyển biến,

                             Giai do vọng kiến.

                             Bất dụng cầu chơn,

                             Duy tu tức kiến.

Dịch:

                             “Tiền không” chuyển biến,

                             Đều do vọng kiến.

                             Chẳng dùng cầu chơn,

                             Chỉ nên dứt kiến.

“Tiền không” chuyển biến. Tức là cái thấy do diệt Niệm thì có thay đổi. Cái không đó không thường còn, thường có. Khi mình diệt thì nó “không” nhưng khi mình lơi thì nó chỗi dậy, đó là cái “không” sinh diệt nên có thay đổi. Còn Tự Tánh Không là cái Không ngay Tự Tánh không thay, không đổi.

Cái “không” do diệt Niệm thì có thay, có đổi. Đó là do nơi vọng kiến, tức là cái thấy theo Niệm. Cái Niệm là cái vọng, từ Niệm mà thấy, bằng Niệm mà thấy nên gọi là vọng kiến. Nên vọng kiến này là cái thấy không đúng sự thật, là cái thấy sai lầm.

Thấy có Niệm nên mình khổ, mình khó chịu, vì vậy phải diệt Niệm, hết Niệm đặng mình hết khổ. Cái thấy như vậy gọi là vọng kiến, là cái thấy sai lầm không đúng sự thật.

“Chẳng dùng cầu chơn”. Cầu chơn tức là cầu cái “không”, cái “không” ở đây là “Tiền không”. Tu làm sao cho có cái “không” nên phải diệt Niệm. Đây là cái tu khá phổ biến của nhiều người hiểu sai, cho rằng tu Thiền là phải diệt Niệm. Đó chỉ là lối Thiền diệt Niệm, không đúng như Thiền tông chánh thống.

Thiền của Thiền tông là phải Minh Tâm Kiến Tánh. Sáng Tâm tỏ Tánh, chứ không có diệt Niệm. Phải phân biệt rõ chỗ này.

Vì thế khi hiểu ra được đạo lý Thiền rồi, Vĩnh Gia Huyền Giác nói:

- Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chơn.

Không trừ vọng tưởng cũng không cầu chơn. Không trừ vọng tưởng tức là không diệt Niệm. Không cầu chơn tức không cầu để cho không Niệm, tức là cái “Tiền không” này. Chúng ta không cầu chơn, không diệt Niệm mà vẫn là không Niệm, vì rõ Tự Tánh và sống được bằng Tự Tánh.

Theo Ngài Lâm Tế, tu mà diệt Niệm thì đó là: “ Trên da thịt khoét thành thương tích”. Như trên da thịt của mình bị lang ben, bạch biến làm cho ngứa ngáy khó chịu, mình lấy dao lóc xẻo chỗ đó đi để hết ngứa. Đúng là hết ngứa nhưng lại làm da thịt mình thành thương, thành tích. Đó là một lối giải quyết rất ngu xuẩn.

Nhớ rằng, chúng ta bị cái Niệm làm khổ mình là vì mình quên mất Bản Tâm, do quên mất Bản Tâm mới thấy Niệm là vẫn đề. Đó là sai lầm của mình. Một là quên mất Bản Tâm. Hai là thấy Niệm là cái xấu cần phải giải quyết.

Người tu Thiền chánh tông phải ngộ Tánh, rõ ra trong đó không có Niệm nào hết. Sống thẳng bằng Tánh nên vô hiệu hóa Niệm. Không trừ Niệm không sanh. Phải khéo hiểu về điều đó.

Thể Tánh vô Niệm là cái thực ở nơi mình, lúc nào cũng có mà mình không hay không biết. Không sống được đời sống vô Niệm, cho nên trở thành có Niệm, rồi mình lại ăn thua với Niệm.

Khi rõ TÂM vốn là vô niệm. Từ vô Niệm mình sống, vì vậy Niệm không sanh ra, do đó không có gì phải diệt Niệm. Đó là sự thật ở nơi mình.

          Như khi nhìn cảnh vật thì cái nhìn của mình khởi đầu là trong sáng nhưng khi đụng cảnh mới sanh ra Niệm. Do đánh mất sự trong sáng, không sống được bằng sự trong sáng nên đụng cảnh thì Niệm dấy. Niệm dấy, mình đè Niệm, diệt Niệm.

          Tại sao mình không giữ ánh nhìn cho trong sáng. Chúng ta quên đi cái trong sáng này để đụng cảnh, đụng duyên nó sanh Niệm rồi mình diệt Niệm. Không chỉ ở trên mắt mà ở tai, mũi miệng, thân và ở não hay biết của mình cũng vậy. Nguyên thủy của nó vốn là vô Niệm.

          Do mình không giữ được đời sống trong sáng đó cho nên đối cảnh sanh Niệm, đó là lỗi mình tự tạo nên. Rồi mình diệt niệm thế này , thế nọ gọi đó là tu, là công phu.

          Trong đời của một người tu, như kinh Viên Giác nói có bốn cái bệnh là: Tác, Chỉ, Nhậm, Diệt.

          “Tác” là hay bày chuyện tu lăng xăng, làm nên, làm ra. “Chi” là làm cho nó dừng lại, đứng lại. “Nhậm” buông thả, mặc tình tung hoành. “Diệt” làm cho mất đi, chết đi.

          Tu là phải tránh bốn cái bệnh đo, không Tác, không Chỉ, không Nậm và không Diệt.

          Vì Thể Tánh vốn hông Niệm, nên không có gì gọi là Tu. Cũng hổng có gì gọi là chỉ, là dừng, là dứt. Cũng hổng có gì để cho nó mặc tình khởi lên, khởi xuống, cũng hổng có gì phải diệt nó. Đó là bốn tính trạng không nên có. Phải nhìn lại mình, xem có bị một trong bốn lỗi đó không. Nếu dụng công tu mà bị một trong bốn lỗi đó thì không nên.

          Kinh Kim Cang phải không có bốn tương: Ngã, Nhân, Chúng Sanh, Thọ Giả. Theo kinh Bát Nhã là phải không hai thứ, không kẹt hai bên.

          Ở đây Tổ Xăng Tán nói theo Bát Nhã tức là không có hai thứ. Chúng ta thấy Thiền không có pháp nhưng không dễ, xê một chút là cách xa trời đất như Tổ đã nói.

          Không dùng cầu chơn, không cầu thanh tịnh, không cầu dứt Niệm, dứt vọng làm gì mà chỉ nên dứt kiến tức là dứt cái vọng kiến. Đừng nhìn như vậy nữa, đừng để cho mình có cái thấy như vậy nữa. Chỗ này coi chừng mình bị mắc kẹt, dứt kiến tức là diệt rồi. Coi vậy mà khó, xê chút là trật.

          Từ chồ này trở lại “10 bức tranh chăn châu” mới thấy rằng “10 bức tranh chăn trâu” trình bày trớt quớt, nên từ lâu tôi không đem “10 bức tranh chăn trâu” để hướng dẫn các vị. Đó là một lối tu diệt Niệm, không phải là để thiền kiến Tánh. Cho nên phải khéo mà hiểu.

          Quan trọng là phải dứt kiến, có vị đã chỉ 1 cách rõ ràng là “chớ vọng tưởng”. Chớ vọng tưởng cũng còn hạn chế lắm, cũng là diệt Niệm thôi. Niệm nào ló lên thì liền diệt nó gọi là “chớ vọng tưởng”. Thành ra cũng còn kẹt trên ngôn ngữ.

          Có vị khai thị một cách táo bạo hơn. Ngài bịt họng bóp cổ , bảo: “Nói! Nói!”

          Đặt mình vào tư thế như vậy. Mình không thể nói khác gì hơn được. Đó là cơ hội giúp mình ngộ một cách nhanh chóng. Còn nói ra lời nào là mình bám lời đó. Kêu dứt vọng tưởng mà mình diệt vong tưởng là trật.

          Có vị khai thị một cách táo bạo, thô tục hơn, nói rằng:

          Hãy bít lỗ đít lại để còn chút hơi hám.

          Nói tới tận cùng như vậy đó nghe rất thô tục. Nhưng tại vì chúng ta hay chấp. Giống như con nít vậy, đưa cái gì ra là chụp liền, giấy cũng chụp, tiền cũng chụp, cái gì cũng bỏ vô miệng. Cho nên những lời dạy của Tổ, của Thiền sư mình cũng nắm, cũng nuốt.

Chính vì những chỗ đó Thiền sư mới có những lối khi thị táo bạo, không thèm nói bằng lời, cho mình sạch đi về những nghiệp tập, thói quen hay chấp bám của mình. Các vị đã giúp mình một cách rất tận tình.

Cho nên có Thiền sư nói rằng “Nói tận cùng của lời nói chỉ đạt được chừng tám phần mười thôi”. Vì vậy mỗi người phải tự giải quyết lấy, không thể trông cậy ở bậc Thầy một cách trọn vẹn.

Các Ngài chỉ cho tới cửa rồi thì chuyện phải bước vô cửa đó là chuyện của mình. Đừng đòi hỏi các Ngài bước thay cho mình. Vì thế những lời dạy của các Ngài cuối cùng phải tự thông qua, đừng mờ mắt trên những lời dạy mà trở thành bế tắc.

Nhị kiến bất trụ,

Thận vật truy tầm.

Tài hữu thị phi,

Phân nhiêm thất tâm.

Dịch:

Chẳng trụ hai kiến,

Dè dặt đuổi tìm.

Vừa có phải quấy,

Lăng xăng mất Tâm.

“Chẳng trụ hai kiến”. Chẳng bám trụ vào cái thấy Niệm có và Niệm không. Điều này giống như con mắt của mình vốn trong sáng, không có bóng dáng nào hết nhưng nhìn ra không gian có khi thấy màu vàng, có khi thấy màu đen. Như vậy cái thấy đó là đúng hay sai?

Cái thấy thật của mình vốn không có màu sắc. Khi thấy có màu sắc như vậy. Khi thấy có màu sắc như vậy phải biết rằng con mắt của mình bị bệnh rồi. Đừng cho rằng thấy màu này là phải, màu kia là không phải. Hay là có người nhìn ra thấy có ruồi bay, rồi cho rằng chỗ thấy có ruồi bay là không phải, chỗ thấy không có ruồi bay là phải. Đó cũng là con mắt bệnh, là võng mạc có vấn đề.

Chẳng trụ Niệm có, Niệm không. Vì cả hai đều từ con mắt tâm bệnh mà ra. Ở trên đó đừng bàn, đừng chấp thứ nào hết. Có, không đều là cái thấy sai lầm.

“Dè dặt đuổi tìm”. Đừng đuổi tìm những chuyện như thế. Phải biết rằng con mắt của mình vốn hông có như vậy. Nên dè dặt chớ mắc vào Niệm có, Niệm không.

Có một điều rất đơn giản là chúng ta trở về hơi thở để giải quyết, đừng ở đó chấp vài cái có hay không. Thở liền, thở dài để xóa nó đi. Và khi thở xóa sạch rồi thì nên giữ cái trống sạch đó đừng để mất.

Hơi thở là cái cần thiết, khéo dùng cũng có lợi cho mình khi mình chưa thực sự kiến Tánh thì bằng hơi thở để giải quyết và có thể giúp mình kiến Tánh được. Hay ít ra cũng giải quyết được hai kiến.

Phải hiểu rằng vừa có phải quấy tức là có chấp vào Niệm hay là không Niệm thì đó là “lăng xăng mất Tâm”. Vừa có phải quấy thôi chớ không phải đợi cái phải quấy xảy ra, vừa mới nhuốm thôi là đã lăng xăng mất TÂM bản thế rồi.

Mất TÂM chỉ là một cách nói, chớ TÂM bản thế không bao giờ mất. Giống như bây giờ chúng ta thấy mất mặt trời là tại vì có mây. Niệm vừa có phải quấy giống như có áng mây che mặt trời.

Mặt trời như Bản Tâm, vừa có phải quấy là mình đã lăng xăng làm mất TÂM. Phải kịp thấy ra về điều đó. Những điều Ngài nói hết sức xác đáng nhưng có điều chúng ta không chịu để tâm tu như vậy. Đây là những lời dạy rất hay. Nếu chúng ta theo đây thực hiện liền thì có lợi ích nhất định, không nghi ngờ gì cả.

Vừa có phải quấy,

Lăng xăng mất Tâm.

Ngài Trần Tôn Túc khai thị cho người, khi người chưa mở miệng là Ngài đã đánh rồi. Người hỏi:

-         Con chưa mở miệng sao Ngài đánh con?

Ngài trả lời:

-         Đợi ngươi mở miệng ta làm gì kịp.

Mở miệng đó là vừa phải có quấy. Cho nên phải bịt miệng liền ngay khi chưa mở lời. Đợi mở lời rồi làm gì kịp nữa. “Vừa” thôi là đã khớp mỏ rồi. Hãy như Ngài Trần Tôn Túc vậy.

Nhị do nhất hữu,

Nhất diệc mạc thủ.

Nhất tâm bất sanh,

Vạn pháp vô cữu.

Dịch:

Hai do một có,

Một cũng chớ giữ.

Một tâm chẳng sinh,

Muôn Pháp không lỗi.

Có cái hai tức là có này có kia, có phải có quấy, có thương có ghét. Có hai như vậy là vì có một. Có một sự khởi Niệm. Từ sự khởi Niệm đó mà có ra cái hai. Bây giờ “Một cũng chớ giữ”. Đừng để có một Niệm.

Ở đây không phải Ngài dạy mình diệt Niệm, mà vì rõ được Tự Tánh vốn là hông Niệm cho nên chớ dính vào một Niệm. Các đệ tử sau này thuộc dòng Thiền của Ngài nói rằng:

“Vạn duyên buông hết

Một niệm không sanh”

Đó là yếu chỉ tu hành. Người nào thực hiện được điều này: “Vạn duyên buông hết. Một Niệm không sanh” thì người đó khả dĩ thành Đạo. Nếu không biết được điều này mà chạy theo duyên thì như Ngài đã nói: “Tùy chiếu mất Tông”.

Nếu chúng ta không bớt duyên thì khó tu tốt được. Giống như trị bệnh mà không ở bệnh viện cứ lăng xăng ngoài đường, ngoài phố thì không trị bệnh tốt được.

Vì vậy phải biết tự mình giới hạn các duyên và giới hạn một cách tối đa. Vạn duyên tức là muôn duyên đều dứt. Một Niệm không sanh. Đó là nguyên tắc thật hay để dừng đi sự rong chạy của vọng thức chúng ta.

“Một cũng chớ giữ”. Không để cho một thứ gì ở trong đầu mình. Dầu cái một đó là nhớ cha mẹ, Thầy Tổ và cho đến nhớ Phật cũng không luôn. Như vậy Phật có rầy mình, có cắt đức mình không? Mình tu vậy là giống Phật đó. Khi đức Phật ngồi dưới cội bồ đề là Ngài: “Vạn duyên không buông hết để một Niệm không sanh”.

Phật hộ trì cho người vô Niệm chớ không hộ trì cho người tạp Niệm. Phải xác định điều đó.

Khi có tạp Niệm là Tâm linh mình đã bị nhiễu sóng.

Giống như các vị ngồi đây, mà cái đầu các vị đầy Niệm thì các vị nghe cả buổi mà không biết tôi nói gì. Chúng ta có một Niệm, hai Niệm, ba Niệm rồi trùng trùng duyên khởi, Niệm đầy đầu giống như màn hình ti vi lấm tấm những hạt mưa. Đó là tâm linh bị nhiễu sóng, nên không ghi nhận được gì hết, Tâm mất đi sự mầu nhiệm.

“Một tâm chẳng sinh”. Tức là một Niệm chẳng có ra. Chúng ta hay lộn xộn chỗ chữ tâm, tâm viết hoa, tâm viết thường, Tâm bản thể, tâm hiện tượng. Chữ tâm chỗ này chúng ta nên hiểu đó là một Niệm.

Chúng ta sống làm sao đừng để một Niệm có ra. Không Niệm nhưng không phải diệt Niệm, mà ở đây do thấy rõ Tánh thể vốn hông có Niệm cho nên không sanh Niệm nữa. Vì mình biết rõ cái Niệm có ra là cái giả, không phải là cái thiệt.

Giống như gương vốn trong suốt và trong gương vốn không có bụi, bóng nào trong đó cả. Cho nên khi có bóng thì chúng ta biết bóng đó là cái giả chớ không phải là cái thật.

Hay như màn hình ti vi, chúng ta biết rõ màn hình vốn trong suốt không có hình ảnh. Những hình ảnh có trên màn hình đó là giả có. Cho nên cúp điện thì tất cả những hình ảnh đó đều mất hết. Như vậy do mình rõ được Tánh thể của mình vốn rỗng rang, vô Niệm cho nên không sống bằng Niệm nữa. Mình vô hiệu hóa Niệm, không còn bám đến Niệm nữa.

Chỉ khi nào chúng ta không biết Niệm là giả, cứ ngỡ Niệm là thiệt thì chúng ta mới bám vào. Giống như có người cho rằng “Tôi nghĩ tức là tôi”. Cho cái suy nghĩ tức là tôi tức là cho cái Niệm là tôi thì đó là cái điều rất sai lầm. Cái Niệm sao lại là mình được chứ?

Trong khi 24 tiếng đồng hồ chúng ta khởi Niệm mấy tiếng đồng hồ? Chúng ta có thể khởi Niệm nhiều tiếng đồng hồ nhưng không suốt 24 tiếng. Như bây giờ chúng ta khởi Niệm 14 tiếng kia mình không có khởi Niệm rồi không phải là mình sao? Mình chỉ là mình trong 10 tiếng khởi niệm thôi sao?

Như vậy phải có một cái tôi là thiệt và một cái tôi là giả. Tôi 10 tiếng đồng hồ có suy nghĩ là tôi giả. Còn cái tôi 14 tiếng đồng hồ không suy nghĩ mà vẫn hay biết thì cái tôi đó là tôi thiệt.

Chẳng những cái tôi thiệt 14 tiếng mà còn là cái tôi thiệt 24 tiếng đồng hồ. Còn cái tôi suy nghĩ 10 tiếng đó là cái tôi giả. Cái giả là cái không còn hoài, nó chợt đến, chợt đi, có rồi không. Còn cái 14 tiếng hay là 24 tiếng đồng hồ không mất thì mình biết cái đó là thiệt.

Nên nói rằng: “Tôi nghĩ tức là tôi” cái tôi đó không phải là cái thật sự. Do vì hiểu sai như vậy mà chúng ta bám vào cái nghĩ đó để làm tôi.

Cái tôi có suy nghĩ đó là cái tôi có tham, sân, si, mạn, nghi… đủ thứ. Vì vậy cái tôi đó không phải là cái tôi chân thật và nó gây cho mình có sự đau khổ. Rất tiếc nhiều người không hiểu được như vậy, cứ chấp làm cái tôi. Đó là điều sai lầm.

Một Niệm chẳng có ra thì muôn Pháp không lỗi. Nếu trong đầu mình không có một Niệm nào hết thì tất cả pháp giữa này không có lỗi gì cả. Như chúng ta nhìn giỏ hoa mà trong đầu của mình không có ra một Niệm nào hết thì giỏ hoa không trở thành đẹp, không trở thành xấu tức là giỏ hoa không có lỗi gì hết.

Còn mình để đầu óc dấy Niệm lung tung thì sẽ nói giỏ hoa lỗi chỗ này, lỗi chỗ kia, xấu chỗ nọ, đủ thứ chuyện. Đố ai chưng cho khéo mà không bị người chê. Người không biết thì cứ chê lung tung, còn người biết thì chê theo kiểu biết. Vì có Niệm là có chê, có khen thì các Pháp liền có lỗi.

Người có Niệm thì nhìn các pháp sẽ có lỗi, còn không có khởi niệm thì người tốt, người xấu cũng thế thôi. Quét nhà ra rác, vạch lá tìm sâu là do có Niệm, vạch vẽ tìm lỗi.

Chuyện mẹ chồng nàng dâu cũng do bà mẹ chồng hay khởi niệm: “đừng làm gì trái ý bà”. “Trái ý” tức là bà có ý, bà có Niệm lung tung thì đố ai không làm trái ý.

Khi vô Niệm chúng ta thấy mình thật hạnh phúc, lúc Niệm đầy đầu thì hạnh phúc mất. Chuyện bằng trời mà mình vô Niệm được thì thấy bình thường không có gì hết. Còn chuyện chút xíu mà mình khởi Niệm linh tinh thì trở nên bằng trời liên.

Cho nên muốn có hạnh phúc thật sự thì mỗi người nên hiểu Thiền và tu Thiền, vô hiệu hóa Niệm thì nhất định chúng ta có hạnh phúc thôi. Một gia đình biết vô hiệu hóa Niệm thì gia đình đó nhất định có hạnh phúc. Không ai nghĩ gì về ai thì sẽ hạnh phúc, thoải mái trong nhau. Nếu vạch lá tìm sâu, vạch từng chân tơ kẽ tóc thì nhất định sẽ có chuyện dù giữ kẽ cỡ nào. Sống chung với nhau để có hạnh phúc thì chúng ta phải giới hạn tối đa về sự khởi Niệm. Đó là chuyện cần thiết.

Khi nào cửa Thiền mà những người sống trong đó giới hạn Niệm một cách tối đa thì Thiền môn nghiêm tịnh. Còn cửa Thiền mà lại cứ vọng động, cứ khởi Niệm lăng xăng thì sẽ rối loạn, mất thanh tịnh.

Đạo lý Thiền rất sát với cuộc đời. Hiểu đạo lý Thiền rồi thì hạnh phúc chúng ta có thể thực hiện trong tầm tay của mình, không phải là chuyện mơ hồ, viển vông. Khi một Niệm chẳng sanh thì muôn pháp không lỗi, còn bày đặt khởi Niệm thì thấy lỗi lung tung và hạnh phúc sẽ mất theo đó.

Chúng ta nói mình mất hạnh phúc là tại người này, tại người kia, tại hoàn cảnh v.v… Chúng ta đổ thừa đủ thứ mà không biết mình mất hạnh phúc là tại vì có khởi Niệm, cho nên mình mới khổ đau.

Đừng tưởng rằng mình có khởi Niệm mới có cái biết, không khởi Niệm là mình ngu, không biết. Cái hay biết không cần phải có khởi Niệm. Khởi Niệm càng nhiều lại càng ngu, càng không hay biết.

Giống như bây giờ tôi đang giảng giải mà các vị lo khởi Niệm để nhớ về gia định, nhớ về chuyện ngoài chợ thì các vị có nghe tôi nói gì không? Như vậy là khôn hay ngu? Hiểu ra như vậy để thấy rằng có khởi Niệm chưa phải là khôn.

Chúng ta tu, dầu rằng không tiếp xúc với cuộc đời nhưng chúng ta hiểu cuộc đời vì cuộc đời ở trong Tâm mình. Cho nên đừng xem thường quý thầy tu ở trong chùa không biết gì về việc đời. Khi người ta chịu tu rồi là thấy hết mọi chuyện xảy ra từ nguồn TÂM của họ. Mình rõ được mình thì mình rõ được thiên hạ.

Quý vị biết là tôi tu hồi còn trong bụng, nhưng khi giảng nói tôi vẫn pha nhiều việc đời. Tôi biết và nhiều khi còn biết sâu sắc hơn, vì mình tu là thấy được cõi lòng của mình cho nên mình hiểu được cõi đời. Chỉ cần chúng ta ngồi một chỗ mà lo tu đi thì chúng ta sẽ hiểu hết chuyện đời.

Giống như chúng ta bây giờ đã có mạng internet, có ti vi, chúng ta chỉ nằm ở nhà thôi là cũng biết hết chuyện thế giới, hết chuyện thiên hạ. Nó hiện ra trong đó hết.

Tâm của mình cũng vậy, nó còn rộng hơn cả mạng internet nữa. Vì mạng internet, ti vi là sản phẩm của cái TÂM, không phải sản phẩm của khoa học. Chúng ta không hiểu nên nói khoa học hay, khoa học giỏi. Nếu nhà khoa học không có Tâm thì đố nhà khoa học làm gì được.

Cho nên phải nói cái Tâm nó hay, cái Tâm nó giỏi. Tâm làm nên tất cả. Điều đó giờ đây chúng ta thấy rõ ràng, nhờ khoa học phát triển nên mới thấy rõ cái Tâm của người ngày càng rộng lớn, tinh vi, càng hay, càng giỏi chớ không phải khoa học hay, khoa học giỏi.

Khoa học không giỏi mà cái Tâm con người mới giỏi. Đó là điều chính xấc không ai có thế chối cãi được.

Chúng ta không hiểu lại sống bằng cái vọng tâm tức là cái tâm giả thì rất nguy hại cho cuộc sống. Vì cái tâm giả có Tham Sân Si, có mười tập nhân làm cho người trở nên điên đảo. Cái tâm đó là cái tâm rất nguy hại cho cuộc sống, nguy hại cho cá nhân và nguy hại cho cộng đồng. Cho nên nếu chúng ta hông một Niệm hay một Niệm chẳng sinh thì đó là phước cho mình mà cũng là phước cho cộng đồng.

Như tôi nắm bom nguyên tử ở trong tay và số bom đó có khả năng hủy diệt trai đất này, mà tôi lại hông một Niệm thì trái đất này bình an. Tâm hồn tôi lúc nào cũng trong sáng, thanh tịnh thì bom nguyên tử trở nên cục đất, nằm ì không thể nổ được. Đó là tôi đã cứu nhân loại.

Nên vấn đề là cái Tâm của con người. Khi chúng ta sống bằng tâm vọng thì hại mình, hại người nhưng khi chúng ta sống bằng nguồn Tâm bản Tánh của mình là cái chơn Tâm thì chúng ta sẽ cứu mình và cứu người. mong rằng khoa học sớm hiểu ra điều đó để cứu nhân loại đừng để cho nhân loại phải bị thê thảm vì những tâm cuồng vọng của con người.

Các pháp giữa này không có lỗi gì hết nếu chúng ta không khởi Niệm. Còn khi chúng ta khởi Niệm thì các pháp lỗi đủ thứ chuyện. Chúng ta sửa, chúng ta trị về những lỗi đó và trở thành tai họa cho cuộc sống.

Khi lòng không Niệm thì mình trở nên trong sáng, thông minh hơn chứ không phải là ngu đần.

Kinh nghiệm khi đi học, thời điểm nào là chúng ta học tốt nhất? Tại sao đầu hôm chúng ta học không tốt? Vì những Niệm trong một ngày nó dồn trong đầu của mình, nhưng ngủ một giấc gần sáng mình thức dậy, cái đầu được giải tỏa rồi, một cái đầu không Niệm cho nên mình học đâu thuộc đó.

Cái đầu không Niệm là cái đầu sáng suốt, Trí huệ. Đừng nghĩ phải động não, chọc cho tế bào chất xám hoạt động nhiều là có Trí huệ. Tế bào chất xám hoạt động nhiều là chúng ta căng thần kinh, máu huyết dội ngược, dội xuôi làm cho mình dễ lên tăng xông, nhồi máu cơ tim.

Trong khi đó khả năng hay biết của mình còn có ở trung não. Ở trung não có khả năng hay biết một cách trực tiếp không qua suy nghĩ, không đòi hỏi phải động não, phải có tế bào chất xám hoạt động. Chúng ta có nguồn năng lực như vậy mà chúng ta không biết khai thác.

Những thần đồng, những con người thông minh tài trí xuất chúng là những người biết phát xuất từ trung não, không phải từ vỏ não. Hỏi là đáp liền, đó là từ trung não vọt ra, không phải qua sự suy nghĩ nào hết. Sự suy nghĩ thuộc tế bào chất xám nên rất giới hạn và làm động thần kinh.

Như các vị thấy tôi bệnh nhưng tôi giảng suốt buổi như thế này mà tôi vẫn còn nói được. Nếu nói bằng vỏ não thì tôi không thể nói nổi, sử dụng bằng vỏ não thì mệt và nhức đầu lắm. Tôi nói không kèm theo sự động não, không suy nghĩ, đó là điều tôi thấy rõ. Trước khi nói tôi không suy nghĩ, cũng không coi bài, coi vở gì hết. Kẻng đánh đến giờ, tôi lên và tôi nói.

Nếu dùng tế bào chất xám tôi sẽ nói không được như vậy, tôi sẽ khi quên khi nhớ, bị lẹo lưỡi…Tuy tôi tu hành chưa được tốt lắm nhưng vẫn có khả năng như vậy.

Tâm có những điều kỳ diệu mà mình chưa biết khám phá. Như nhiều năm về trước lúc tôi còn ở Trà Ôn, đi qua Cần Thơ bằng tàu. Xuống tàu tôi giở sách ra đọc và đọc, bất chợt phát hiện ra sao mình đọc hay quá. Nhìn vô là một trang, đọc như kiểu photocopy, không phải đọc từ dòng mà đọc một trang. Chẳng những nhìn mà còn hiểu ý nghĩa. Nhưng khi phát hiện ra mình có khả năng như vậy thì liền mất, cho đến bây giờ vẫn chưa xuất hiện lại. Đó cũng là điều đáng tiếc.

Dù vậy vẫn cho thấy rằng nơi mình có một khả năng kỳ diệu đặc biệt. Chừng nào mình khai thác ra được sức sống đó thì đúng là mình trở thành siêu nhân.

Nhớ rằng:

          Một Tâm chẳng sinh,

          Muôn pháp không lỗi.

Pháp nào ở vị trí pháp đó, không xâm đoạt lẫn nhau nên không có lỗi. Khởi tâm, khởi Niệm là mình xâm đoạt trên các pháp cho nên trở thành có lỗi.

Rõ ràng nhất trong chuyện này là chuyện lứa đôi trong cuộc sống. Nếu mình thấy bằng mắt không kèm theo sự khởi Niệm nào thì người con gái, con trai đó sẽ không dính gì với mình hết. Đằng này mình nhìn với sự khởi Niệm. Từ sự khởi Niệm đó rồi mình lấy người ta để người ta thuộc về mình. Như vậy mình đoạt người ấy làm thành của mình và mình nói một cách rất dũng cảm: “Em là của anh” hay “Anh là của em” để biểu hiện tình yêu thương của mình. Nhưng thực sự nói vậy đúng hay sai? Sai.

Khi không có Niệm thì không ai là của ai hết. Khi chúng ta khởi Niệm thì người này là của người kia, người kia là của người nọ. Chúng ta đã vi phạm trên các pháp, gây nên các pháp có lỗi. Như vậy chúng ta bị lỗi rõ ràng. Nguyên nó không là của ai mà mình lại cho là của mình. Đó là sự sai lầm.

Các pháp vốn chẳng có lỗi, pháp nào ở vị trí pháp đó, mà do chính ta làm nên có lỗi. Cho nên đầu dây mối nhợ để tạo nên những lỗi lầm, khổ đau cho nhau là từ nơi khởi Niệm mà ra. Và đó chính là ông tơ bà nguyệt.

Chúng ta sống đời xuất gia, độc thân thì đời sống đó rất phù hợp với Tánh thể của mình. Mình trung thành với con người của mình từ con nít cho đến trưởng thành. Và như vậy chúng ta hạn chế tối đa về cái lỗi trên các pháp.

Tất cả những nỗi khổ của con người giữa trần gian này đều là từ cái mốc khởi niệm. Từ những khổ nhỏ cho đến khổ lớn đều ở sự khởi Niệm mà ra. Đó là đầu mối của sinh tử luân hồi.

Nếu chúng ta không khởi Niệm thì cuộc đời này đơn giản thôi. Nhưng do ta khởi Niệm lung tung nên cuộc đời này trở thành rắc rối cho chúng ta và cho những người xung quanh.

Một hình thức đau khổ nhất giữa cuộc đời này là chiến tranh. Mà chiến tranh từ đâu mà có? Đó là từ sự khỏi Niệm của người này người kia. Chính từ sự khởi Niệm của đôi bên mà thành ra chiến tranh. Không có chiến tranh nào mà không có sự khởi Niệm.

Từ cuộc chiến tranh cụ thể đến cuộc chiến tranh nội tại của chính mình, sự giằng xé tâm hồn để tạo thành bãi chiến trường cũng là do sự khởi Niệm mà ra. Tự mình phân hai để có niệm tốt, niệm xấu tạo thành hai đối thủ ở trong ta làm cho mình ăn không ngon ngủ không yên, phải vật vã bệnh hoạn.

Cái khổ nội tại và cái khổ ngoài đời cũng chỉ là cái Niệm. Rất tiếc người ta không hiểu điều đó, rồi cứ đổ thừa cho nhau, tại ai, tại trời đất thiên nhiên, đủ thứ chuyện chớ không phải tại mình. Không ai chịu hiểu, chịu quay trở lại đổ thừa tại tội khởi Niệm.

Chỉ có những người hiểu đạo lý, biết tu mới thấy được chỗ đó. Nếu biết về điều đó thì họ không còn đổ thừa nữa mà trở lại giải quyết chính con người của họ và không để cho một Niệm sanh ra nữa khi hiểu được Tánh thể vốn là vô Niệm.

Điều này không phải là một quan điểm mà là một sự thật của đời người. Sự thật của chúng sinh vốn là vô Niệm. Hiểu rồi chúng ta mới trân trọng đời sống vô Niệm và không buồn khởi Niệm nữa, tự mình thanh thản được tâm hồn.

Việc lớn bằng trời mình sẽ hóa giải bằng không cũng được, chẳng sao hết, tự mình có khả năng giải quyết về niềm đau nỗi khổ của mình, không đổ thừa ai cả. Như vậy tự mình ổn định lấy chính mình. Chiến tranh sẽ không xảy ra, vì chiến tranh nội tại còn không có thì đừng nói chiến tranh xảy ra giữa người này với người khác, phe này với phe khác.

Một xã hội thu nhỏ là đại gia đình, vợ chồng có cãi nhau gây nhau, đánh nhau là do những khởi Niệm không đồng nhau, chỏi nhau mà trở thành cãi vã, xung đột… Tất cả cũng từ Niệm khởi.

Cái Niệm thật độc hại. Vì trong cái Niệm đó có Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi… đủ mười tập nhân. Nên tu phải hiểu ra chuyện này, còn không hiểu lỗi phát sanh từ cái Niệm thì khó tu lắm.

Có người hiểu rằng lỗi là từ cái Niệm nhưng không biết ra cái thể Tánh của mình vốn là hông Niệm. Không hiều được thể Tánh cũng là một chuyện rất khó tu, cứ đối đầu với Niệm, cứ diệt Niệm, giằng co với Niệm cho nên vô tình trở thành bãi chiến trường ở trong ta.

Tu như vậy khiến cho mặt mày nhăn nheo không tươi tắn. Đó là hình ảnh của các vị A la hán. A la hán là “sát tặc nghĩa là phải giết giặc. Cho Niệm là giặc và cứ thế mà giết nó đến tận kỳ cùng. Cho nên mặt vị nào cũng nhăn nheo, không như mặt của các vị Bồ Tát tươi tắn.

Có người cho rằng tu là một sự đấu tranh nội tại, là một sự hướng nội. Đó là chuyện sai lầm. Nó chỉ là bước đầu hay một mặt nào đó thôi.

Tu trong nhà Phật tiêu biểu nhất là Thiền tông thì không phải là một sự đối đầu, đấu tranh nội tại gì cả mà chỉ là một việc tiêu dung, một cuộc chiến hòa bình. Và nói đúng hơn là “Bất chiến tự nhiên thành” Không phải tạo cuộc chiến ở trong tâm hồn của mình.

Cái chính yếu là một đời sống hòa bình, thanh thản, thủ tiêu hêt tất cả những sự đấu tranh. Ở đây vì rõ ra được thể Tánh vốn là hông Niệm cho nên không dùng xài Niệm, thì Niệm tự tiêu.

Chuyện tu diệt Niệm chẳng khác nào thấy bóng hiện trên tay, trên da thịt mình, rồi muốn diệt bóng hiện trên tay, trên da thịt mình, rồi muốn diệt bóng thì lấy dao mà chặt. Đó là một lối giải quyết rất ngu. Con kiến ở trên tay của mình là con vật thật, muốn giải quyết mình còn không lấy dao chém nó, đừng nói là cái bóng chập chờn ở trên tay mà mình lại lấy dao chém nó. Nếu chém trên tay thì đứt tay chảy máu, việc đó cũng không lớn lắm nhưng nếu nó ở trên đầu rồi mình chém lên đầu thì bỏ mạng luôn. Đó là chuyện rất ngu si.

Chẳng thà chúng ta chưa biết tu chớ đừng tu như vậy, để da thịt của mình còn lành lặn không bị thương tích. Khi nào gặp đủ cơ duyên thì chúng ta tu thẳng đến cõi Phật một cách nhẹ nhàng. Khi thành Phật là một ông Phật lành lặn, không có thương tích. Như vậy ông phật mới tốt đẹp trang nghiêm.

                   Vô cữu vô pháp,

                   Bất sanh bất tâm.

                   Năng tùy cảnh diệt,

                   Cảnh trục năng trầm.

Dịch:

                   Hông lỗi, hông pháp,

                   Chẳng sinh, chẳng tâm.

                   “Năng” theo cảnh diệt,

                   Cảnh theo “năng” chìm.

“Hông lỗi, hông pháp”. Tức là không có lỗi thì không có các thứ. Các thứ là các cảnh ở trong tâm ý của mình. Nếu mình không khởi Niệm thì không sanh ra cảnh ở trong tâm, không sanh ra pháp trần.

Như bây giờ suy nghĩ để vẽ một cái bản vẽ nhà, mình khởi Niệm thì có hình ảnh cái nhà trong đầu. Có hình ảnh trong đầu rồi mình vẽ ra trên giấy hình nhà đó. Hình nhà trong đầu mình gọi là pháp. Cái pháp đó có là do mình có khởi Niệm, khởi ý. Đó là cái lỗi trong tâm của mình. Nếu mình không có lỗi về khởi Niệm, khởi ý thì không sanh ra cái pháp, cái cảnh ở trong tâm.

Như mình nhớ người thân là mình nhớ qua hình ảnh ở trong đầu. Như vậy mình có khởi ý, khởi Niệm mới có ra cái hình ảnh ở trong đầu. Khi mình nhớ hình ảnh đó ở trong đầu thì trở thành nhớ người thân của mình. Người mình thương, người mình nhớ thương có ở trong đầu của mình. Vì vậy vua Tự Đức mới có lời thơ rằng:                           Đập cổ kính ra tìm lấy bóng

                   Xếp tàn y lại để dành hơi.

Ông si tình, lãng mạn đến mức độ đó. “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng”. Thực ra cổ kính nào mà lưu bóng người thương của mình? Cái bóng đó là do sự khởi Niệm. Từ sự khởi Niệm mà hình thành ra cái bóng ở trong đầu rồi nói rằng mình thương, mình nhớ người đó. Nhưng thực ra mình không có thương nhớ ai, chỉ thương nhớ hình bóng đó ở trong đầu.

Thương da diết nhưng một lúc nào đó xũng nguội lạnh đi gọi là: “Xa mặt cách lòng”. Thời gian là liều thuốc làm cho nguôi đi nỗi nhớ thương, nhưng cũng có những nỗi nhớ thương dai dẳng trải qua nhiều kiếp. Những hình bóng đó còn lưu lại trong bộ nhớ, trong đầu. Họ thương nhau đến độ phải đi tìm nhau từ nước này sang nước khác, từ đời này sang đời khác.

Những hình bóng còn dai dẳng trong đầu đó là cái lỗi của Tự Tâm. Khi có lỗi đó sẽ tạo nên pháp trần, tạo nên hình bóng trong tâm. Cho nên nếu “hông lỗi” thì “hông pháp”. Không lỗi là không khởi Niệm, khởi ý gì nữa thì sẽ tiêu pha đi hình bóng đó.

“Chẳng sinh, chẳng tâm”. Chẳng có Niệm sinh ra thì cũng chẳng có tâm ý nào. Tất cả lỗi đều do Niệm nghĩ mà có.

Giống như chuyện chú tiểu và cô yếm thắm, chuyện xảy ra là vì chú tiểu khởi Niệm nên tâm sinh có hình bóng cô yếm thắm ở trong đầu. Nếu Niệm không khởi, tâm không sinh thì hình bóng cô yếm thắm biến mất.

          Khi chúng ta thấy người, thấy cảnh mà không sanh Niệm thì thấy rồi cũng như không thấy vậy. Điều này thấy rõ, như trên chuyến đi du lịch có nhiều người, trong đó có người mình hỏi có thấy gì không? Họ nói có thấy gì đâu. Họ nói không thấy gì là vì họ không khởi Niệm, khởi ý về cảnh sắc cho nên không lưu lại một bóng hình nào trong đó.

          Giống như chụp hình, mình nhắm mà không lẫy cò thì không ghi một hình nào. Nhắm rất nhiều cảnh vật mà không dính cảnh nào. Tâm của mình cũng vậy, khi có khởi Niệm thì mới dính cảnh tạo nên hình bóng ở trong lòng. Hiểu điều này để biết cách dụng tâm không để cho tâm mình trở nên căng thẳng và nhức đầu.

          “Năng theo cảnh diệt”. “Năng” thay cho “tâm ý”. Tâm ý theo cảnh mà diệt. Nếu không dính cảnh thì tâm ý mất, còn dính cảnh thì tâm ý sanh. Nếu mình đối cảnh mà trơ trơ giống như bù nhìn thì coi như không có chuyện gì xảy ra, tâm ý diệt theo còn mình là một tượng đá. Tượng đá nhìn bù nhìn thì không có chuyện gì xảy ra. Chuyện đó chúng ta có thể làm được, nó trong khả năng của mình. Mình nhìn một người như là nhìn một pha tượng đá, nhìn một người như là tên bù nhìn, bằng cách nhìn đó thì không có chuyện gì, còn không như thế thì sẽ xảy ra lắm điều.

          Trong nhà Phật có hai lối tu. Một là nhìn thấu được sự vật, thấy rõ sự vật đó vốn là bất động. Hai là nhìn sự vật với cái nhìn như mộng, như huyễn. Đó là hai lối nhìn để có thể giải thoát ở trên sự vật không bị vướng mắc.

          Điều này đã được Kim Dung diễn tả trong truyện “Lục mạch thần kiếm”. Tiêu biểu là nhân vật Đoàn Dự và Hư Trúc.

          Đoàn Dự nhìn tượng đá rất đẹp và thấy rằng đó là thần tiên nương tử, lúc nào cũng gắn bó với tượng đá. Sau đó từ cái nhìn tượng đá lại trở thành sự thật qua hình ảnh của Vương Ngọc Yến là một cô nương giống y như tượng đá đó. Đoàn Dự đeo đuổi riết cô gái. Đó là một cô gái đẹp hiền thục rất giỏi về võ thư, Vương Ngọc Yến đã chỉ điểm cho Đoàn Dự những chiêu thức lợi hại. Sau này Đoàn Dự trở nên vô địch thiên hạ.

          Còn Hư Trúc gặp Mộng Cô trong hầm nước đá rồi thương nhớ Mộng Cô. Sau đó Hư Trúc gặp lại Mộng Cô và hai người nên vợ chồng. Đoàn Dự thành đôi với Vương Ngọc Yến.

          Như vậy có nghĩa là một người thấy được thực tướng và gắn bó với thực tướng đó thì cuối cùng trở nên vô địch. Còn Hư Trúc gắn bó với Mộng Cô, nhìn với giấc mộng gắn bó cũng thành tựu được. Cả hai đều được những lợi ích lớn trong cuộc sống.

          Nếu chúng ta nhìn cảnh vật mà thấy được thực tướng của cảnh vật, gắn bó bằng cái nhìn thực tướng đó đối với cảnh vật. Vì cảnh là thực tướng bất động cho nên tâm ý cũng bất động theo đó. Như vậy là chúng ta giải thoát ở trên tâm ý và cảnh sắc.

          Hay chúng ta nhìn cảnh sắc như là một giấc mộng. Đến một lúc nào đó chúng ta cũng thành tựu được công năng nhìn tất cả các pháp đều như mộng huyễn gọi là công năng “Như huyễn Tam muội”. Như vậy cũng giải thoát trên cảnh sắc và tâm ý.

          Những câu chuyện đó để chúng ta có thể hiểu ra về sự tương quan giữa tâm ý và cảnh mà gọi là: “Năng theo cảnh diệt, Cảnh theo năng chìm”. Nếu tâm ý lặng thì cảnh cũng lặng theo. Giữa tâm ý và cảnh có sự tương quan như vậy. Tâm ý sanh thì cảnh sanh, cảnh sanh thì tâm ý sanh theo gọi là thấy cảnh sanh tình. Tình ý lặn, cảnh cũng theo đó mất.

          Những chỗ này là chỗ rất thực chúng ta có thể chứng nghiệm được ở trong đời sống của mình. Những cảnh sắc thực ra chỉ là trò ảo thuật, hư huyễn mà thôi. Nó chỉ thực khi chúng ta ở trong mê, tỉnh ra rồi thì không có gì gọi là thực.

Giống như câu chuyện giữa hai anh bạn. Một là ảo thuật gia và một là họa sĩ, lâu ngày không gặp nhau. Một hôm anh họa sĩ tìm đến nhà ảo thuật gia để thăm. Sau khi ngồi vào ghế rồi mới thấy bức màn khẽ lay động, một mỹ nữ thướt tha xinh đẹp bưng khay trà nước bước nhẹ đến mời khách. Họa sĩ là người dính dáng nhiều đến cảnh sắc nên thấy cô gái sinh ra mê đắm mà quên nói chuyện với anh bạn sau thời gian lâu ngày gặp gỡ.

Đến khi anh bạn ảo thuật gia lay người gọi, anh chàng họa sĩ mới giật mình hỏi thăm chuyện qua loa nhưng mắt vẫn dán vào cô gái. Anh chàng ảo thuật gia thấy bạn mình như vậy biết anh chàng họa sĩ mê cô giái nên mới nói rằng:

- Anh thích cô gái đó phải không? Vậy tôi xin tặng cô gái cho anh để anh vui trong đêm nay.

Cô gái bước ra, anh chàng chủ nhà nắm tay cô gái trao cho anh chàng họa sĩ. Anh họa sĩ vui vẻ đứng lên vào phòng riêng. Còn gì vui bằng khi đi đường xa mà gặp cô bạn gái đẹp như thế này.

Vào phòng, anh họa sĩ mới rờ rẫm mân mê xiết mạnh vào người cô gái mới thấy người cô cứng ngắt không chút mềm mại, anh ta mới tỉnh người quan sát cô gái mới hay ra từ đầu tới giờ chưa thấy cô gái nói, chỉ thấy cái mặt tươi cười. Anh bắt đầu quan sát và rờ rẫm tỉ mỉ mới biết là đã bị anh chàng chủ nhà chơi một vố.

Đây là cô gái ảo thuật bằng gỗ, được gắn bộ máy trong đó cho tay chân hoạt động, tìm gỡ bộ máy thì cô đúng là một khúc gỗ.

Anh họa sĩ tức quá, ngồi ngẫm nghĩ: Anh bạn đã dùng nghề nghiệp của anh ta chơi mình thì mình cũng dùng nghề nghiệp của mình chơi lại.

Anh họa sĩ bèn bứt tóc làm cọ, lấy máu nước miếng này kia làm màu để tự vẽ bức hình mình trên vách nhà.

Họa sĩ vẽ hình người giống là đã hay mà vẽ bản thân mình giống thì mới thiệt hay.

Anh chàng họa sĩ vẽ hình mình với dạng thắt cổ trên xà nhà. Anh vẽ xong ngắm nghía tỏ vẻ hài lòng rồi chui xuống sàn ngủ một giấc. Trước khi ngủ không quên cài then cửa chắc chắn, cẩn thận. Anh ta ngủ một giấc tới sáng bù lại sự thao thức đầu hôm.

Nhà ảo thuật rất quý bạn bè nên thức sớm châm trà, cà phê, làm điểm tâm nhưng chờ hoài không thấy anh bạn ra. Lúc đầu anh còn tỉnh ngồi hút thuốc mà chờ, sau đó anh mới khởi nghĩ: Mình chơi hắn một vố chắc hắn tự ái, giận mình lắm.

Rồi anh cứ nghĩ tới, nghĩ tới, tức là cái tâm ý làm việc dữ dội. Chết rồi! Nó có thể tức mình mà tự vận.

Nghĩ đến đó và cứ đinh ninh là anh bạn có chuyện rồi cho nên đứng dậy đi vào kêu anh bạn nhưng kêu hoài vẫn thấy nín thinh làm anh càng đa nghi, đúng là anh chằng này tự vận. Anh dùng hết sức bình sinh để tông cửa vào nhìn lên thấy anh bạn đang treo cổ “tự vận” mới nhào tới ôm anh bạn để gỡ dây nhưng bị dập đầu vô tường. Ông họa sĩ vẽ hay đến độ khiến người ta thấy tưởng như tự vận thiệt vậy.

Thấy ông này dội vô tường bị ngã ra, ông họa sĩ mới từ dưới sàn bò ra và nói rằng: Anh chơi tôi thì tôi chơi anh. Hai người cười với nhau huề cả làng.

Đó là câu chuyện trong kinh điển mà Phật chúng ta. Một câu chuyện rất hay. Muốn nói lên rằng một người khi biết được trò ảo thuật rồi thì tỉnh giấc mơ hoa. Còn một người khi biết được là tác phẩm của họa sĩ cũng tỉnh ra.

Trong nhà Phật nói tâm như nhà họa sĩ vẽ vời ra đủ thứ chuyện. Nếu chúng ta thấy rõ nó chỉ là một tác phẩm của họa sĩ thôi thì không có chuyện gì phải khổ sở, hốt hoảng.

Nếu thấy cảnh như trò ảo thuật thôi thì chẳng có gì phải mê đắm. Đó là hai ý để chúng ta thấy rõ tâm ý và cảnh tương quan với nhau như thế đó. Không có cái nào là thật. Tâm ý không thật mà cảnh cũng không thật.

Tâm ý và cảnh đều hư giả, thế mà chúng ta không biết lại sống bằng những thứ hư giả, nên mình đau khổ cũng phải lắm và cái đau khổ đó cũng là giả thôi. Cho nên việc bị cụng đầu của ông ảo thuật gia đau đó nhưng khi hiểu ra rồi cũng hóa giải được.

          Nên phải khéo hiểu mà đừng chạy theo “Năng” và cảnh nữa. Chỉ có Tâm bản thể mới thực sự là như thật, còn tâm ý và cảnh đều là hư giả. Nếu chúng ta hiểu:

                             “Năng” theo cảnh diệt,

                             Cảnh theo “năng” chìm.

          Chúng ta sẽ hóa giải được những tình huống ở trong cuộc sống của mình.

                             Cảnh do năng cảnh,

                             Năng do cảnh năng.

                             Dục tri lưỡng đoạn,

                             Nguyên thị nhứt không.

          Dịch:

                             Cảnh do “năng” cảnh,

                             “Năng” do cảnh năng.

                             Muốn biết hai đoạn:

                             Nguyên là một “Không”.

          “Cảnh do năng cảnh”. Tức là cảnh do tâm ý, niệm về cái cảnh gọi là “Năng”. Từ nơi có tâm ý mà sinh ra Niệm về cái cảnh.

          Qua câu chuyện của nhà ảo thuật và nhà họa sĩ chúng ta hiểu một cách rõ ràng hơn về điều này. Nguyên nó không có gì nhưng do tâm ý của nhà ảo thuật và nhà họa sĩ đã tạo nên cảnh cô nàng ảo thuật và hình dạng được vẽ trên tường. Những cái đó đều không có nghĩa nhưng từ nơi tâm ý tạo dựng để thành ra cảnh và cảnh đó không có gì là thực vì tâm ý cũng là hư vọng không có thực.

          “Năng do cảnh năng”. Tâm ý có là do nơi cảnh, tâm ý tức là pháp trần mà có. Do có cảnh ở trong đầu đó rồi cho thêm cái cửa, cửa sổ, nền, mái… Từ cảnh ở trong tâm lại thêm cảnh nữa. Đó gọi là “Năng do cảnh năng”.

                             “Muốn biết hai đoạn:

                             Nguyên là một “Không”.

          Muốn dứt cảnh và tâm ý, “Năng” và “Cảnh” đều đoạn dứt thì phải biết rằng chúng là một thứ “Không” thôi. Khi đó Tâm mình thênh thang hết khổ đau.

          Cái khổ đau tuy là hư giả nhưng cũng làm mình ê ẩm. Đó là do tâm ý và cảnh giao xen với nhau để làm nên những chuyện khổ. Khi chúng ta giác ngộ ra chúng chỉ là “Không” thôi, thì tất cả đều tan rã như anh chàng họa sĩ và anh chàng ảo thuật nhìn nhau mà cười.

          Đơn giản như vậy nhưng chúng ta khổ biết bao về những chuyện như thế. Các vị có thấy si mê của mình chưa? Si mê không phải là không có, nhưng nó có như vậy đó. Vì không hiểu đúng sự thật nên mới có đau khổ, còn hiểu đúng sự thật rồi thì đau khổ tan biến.

          Tác phẩm của ảo thuật gia thì biết là ảo thuật. Tác phẩm của nhà họa sĩ thì biết là tác phẩm của nhà họa sĩ.

          Biết rõ như vậy sẽ không có chuyện đáng tiếc xảy ra, đàng này chúng ta không biết nên có lắm điều cười ra nước mắt. Trong cuộc sống chúng ta vốn là như vậy. Nên đây là một câu chuyện rất ý nhị, rất hay. Chúng ta cần suy ngẫm.

Kinh - Luật - Luận

adv3

Video giới thiệu

Tập:
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35

Tìm kiếm

Ảnh đẹp

Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp

Lịch

Thống kê truy cập

  • Lượt truy cập: 10113
  • Online: 8