Bài 21: CUNG TỊNH BÌNH (Cung bình sạch)

28/05/2015 | Lượt xem: 3631

Bài 21

CUNG TỊNH BÌNH

(Cung bình sạch)

Tiếng Phạn là Quân trì, dịch là bình. Có hai thứ bình dùng vào việc sạch và dơ; bình sạch làm bằng sứ sành, bình dơ làm bằng đồng sắt. Nước bình sạch dùng để rửa tay sạch, uống…Nước bình dơ dùng để rửa tay dơ, cũng gọi là bình rửa.

 

Sách Tam Thủy Yếu hành pháp nói:

“Bình sạch bình dơ đã phân định rõ ràng, đều do chính Đức Phật nói ra, chẳng phải người khác tự đặt ra”.

Như vậy, đều từ kim khẩu của Thế Tôn, hàng Thánh giả từ bậc Tam thừa đều phải vâng giữ. Cho nên hành giả phải thâm đạt nghĩa này, nên lúc cầm bình tụng thầm kệ chú:

Thủ chấp tịnh bình

Đương nguyện chúng sanh

Nội ngoại vô cấu

Tất linh quang khiết

Án, thế già lỗ ca sất, hàm tất sa ha (Tam biến)

Nghĩa:

Tay cầm bình sạch

Cầu cho chúng sanh

Trong ngoài không dơ

Tất cả sạch sẽ.

Chú thích:

Đây là  bài kệ Tỳ Ni thứ 21. Bài này nói đến tinh thần chuyển hóa nội tâm trong sạch thanh tịnh của hành giả, bình này chính là bình ngũ uẩn của hành giả vậy. Song muốn tẩy sạch thân tâm tịnh bình ngũ uẩn này, hành giả phải thường xuyên tịnh tâm quán chiếu.

Như trong Kinh Pháp Bảo Đàn, phẩm Trọ Thiền, Lục Tổ dạy:

“Này thiện tri thức! ngoài lìa tướng tức là thiền, trong chẳng loạn tức là định, ngoài thiền trong định, ấy gọi là thiền định”.

Kinh Bồ Tát Giới nói:

“Bản tánh của ta vốn tự thanh tịnh”.

Nay thiện tri thức, trong mỗi niệm tự thấy được bản tánh thanh tịnh, tự tu tự hành, tự thành Phật đạo.

Như vậy, Tổ chỉ thẳng tẩy rửa bình ngũ uẩn này bằng phương pháp là: “Ngoài lìa tướng, trong chẳng loạn” thì tự tịnh, tự định. Vì bản tánh của ta vốn tự thanh tịnh, song do một niệm vọng động đuổi tìm mà ta phải lưu lãng trong sanh tử chịu nhiều tai ương. Ngày nay nhờ hạt giống Bồ đề còn sót lại, ta gặp được Tam Bảo phát túc siêu phương, dấn mình vào con đường Vô thượng. Nên thường xuyên ta phải tẩy rửa tịnh bình:

Trong ngoài không dơ

Tất cả sạch sẽ.

Cho nên muốn định vị đến chỗ này, ta phải thiền tập để kiểm soát lại tâm hành của chính mình, nếu không thì dễ ngoài hiện tướng oai nghi, trong thì mưu tính hại người.

Như trong Kinh A Hàm Phật dạy:

“Một hôm Phật bảo các Tỷ kheo rằng:

- Này các Tỷ kheo! Trong hàng đệ tử của Ta có chia ra làm bốn hạng người. Thế nào là bốn?

  1. Hạng người ngoài chín trong sống.
  2. Hạng người ngoài sống trong chín.
  3. Hạng người ngoài sống trong sống.
  4. Hạng người ngoài chín trong chín.

- Thế nào là hạng người ngoài chín trong sống? Tức là những người tu hành bên ngoài thì thanh tịnh nghiêm trang mà bên trong thì buông lung, tư tưởng không thể điều phục.

- Thế nào là hạng người ngoài sống trong chín? Tức là những kẻ bên trong thanh tịnh, nhưng ngoài thì hạnh thô tháo phóng túng.

- Thế nào là hạng người ngoài sống trong sống? Tức là những kẻ trong ngoài đều không thanh tịnh.

- Thế nào là những kẻ ngoài chín trong chín? Tức là những kẻ trong ngoài thanh tịnh.

Này các Tỷ kheo! Chính hạng người sau cùng này mới là hạng thanh tịnh chơn thật, xứng đáng là người giữ gìn gia bảo Như Lai”.

Do đó, lúc cầm tịnh bình, thì hành giả phải phát đại nguyện, nguyện cho tất cả chúng sanh tu tập Thánh pháp của Phật, sạch nghiệp trần cấu phiền não từ vô thỉ, trong ngoài đều thanh tịnh, được 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp diệu nghiêm của Thế Tôn.

Nên Sách Tỳ Nại Da nói:

“Nên quán chiếu trong thân, cần sửa niệm chỉnh ý, xa lìa các tâm bất thiện. Đối với tất cả chúng sanh, nơi nội thân, ngoại thân, nội ngoại thân, nội thọ ngoại thọ, nội ngoại thọ. Nội tâm, ngoại tâm, nội ngoại  tâm. Nội pháp, ngoại pháp, nội ngoại pháp, thấy pháp tùy thuận, cần tu tinh tấn. Đối với tất cả hữu tình, xa lìa các điều ác chánh niệm mà trụ”.

Như vậy, qua bài kệ Tỳ Ni này đã toát lên lý thiền rất sâu sắc, hành giả một khi đã đột phá vào thân tâm ngũ uẩn, rửa sạch phiền não cấu nhơ siêu thoát pháp trần thì mới thấu thoát được câu:

Tay cầm bình sạch

Cầu cho chúng sanh

Trong ngoài không dơ

Tất cả sạch sẽ.

Các bài đã đăng

Kinh - Luật - Luận

adv3

Video giới thiệu

Tập:
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35

Tìm kiếm

Đọc nhiều

Ảnh đẹp

Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp

Lịch

Thống kê truy cập

  • Lượt truy cập: 14407
  • Online: 12